Mẹo giao tiếp
Trong giao tiếp, có những hành động, lời nói, hoặc thái độ của bạn làm người khác cảm thấy phiền lòng.
Giao tiếp là quá trình truyền đạt thông tin từ người này sang người khác. Giao tiếp để cung cấp thông tin, kiến thức. Giao tiếp để chúng ta chia sẻ kinh nghiệm, bộc lộ cảm xúc và tạo ra các mối quan hệ xã hội.
Trong giao tiếp, đôi khi có những hành động, lời nói, hoặc thái độ của bạn làm cho người còn lại cảm thấy không thoải mái, hoặc cảm thấy phiền lòng. Càng nguy hiểm hơn nếu như những điều cần tránh trong giao tiếp, mà bạn lại không biết, thì có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong hiện tại hoặc ảnh hưởng đến công việc của bạn. Sau đây là những điều cần tránh trong giao tiếp:
Không chú ý lắng nghe lời của người đang nói. Khi người nói đang trò chuyện với bạn một cách đầy thiện cảm, nhưng bạn lại ngó lơ hoặc lo ra, cũng làm cho người đang giao tiếp với bạn cảm thấy chán nản. Điều này dễ dàng bắt gặp trong lớp học, nếu như giáo viên đang rất say sưa giảng bài, còn bạn thì lo ra, thờ ơ nói chuyện riêng sẽ làm cho giáo viên cảm thấy mất hứng. Từ đó có ấn tượng không tốt đến lớp của bạn, rồi giáo viên có thể sẽ khắc khe với lớp của bạn hơn. Và đôi khi là cha mẹ đang muốn dặn dò bạn điều gì đó. Chẳng hạn như cha mẹ dặn dò: ra khỏi nhà thì phải tắt nước, tắt điện thì bạn làm ngơ và miệng cứ “ dạ” rồi không nhớ đến lời cha mẹ đã dặn.
Không chú ý đến cảm xúc của người đang nói. Khi đứa em út đang rất buồn và tâm sự với bạn, bạn giả vờ nghe và chẳng cảm thông được rằng “nó đang buồn”. Bạn thốt ra những lời nói quá vô tư, khiên đứa em phải khóc tức tửi chạy xuống phòng nó rồi khóa cửa lại. Khi bạn bè đang bực bội về vấn đề gì đó, và cần bạn cho lời khuyên. Thì bạn lải thản nhiên “ có gì đâu mà bực, chuyện nhỏ mà”. Trong tình huống này, lẽ ra bạn nên nói vài câu tương tự như “ tớ biết là cậu đang bực, nhưng rồi mọi thứ sẽ đâu vào đó thôi”. Như vậy, nhỏ bạn của bạn sẽ được hạ hỏa và bình tĩnh hơn. Còn nếu trong tình huống này, mà bạn không tinh ý, có khi lửa từ lớp hàng xóm cũng xuất hiện ngay trước mặt bạn đấy nhé.
Điều cần tránh tiếp theo đó là bạn luôn đồng ý hoặc luôn phủ định những gì người ta vừa nói. Nếu bạn luôn đồng tình với những gì mọi người nói, dù họ nói đúng hay sai bạn cũng khen là hay, và đôi khi 2 vấn đề hoàn toàn trái ngược nhau mà bạn lại phất cờ đồng ý cả 2, lúc này bạn là người ba phải. Ai nói đúng hay sai, bạn cũng cho là đúng. Kẻ ba phải thì thường không được bạn bè và cộng sự đặt niềm tin vì vậy bạn nên chú ý nhé. Người bốc đồng thì lúc nào cũng phán người ta nói sai hoặc đưa ra điều tầm phào, nên bạn phủ định tất cả những gì người ta nói. Chao ôi! Biết lắng nghe trong tình huống này là lời khuyên dành cho bạn đấy.
Khi giao tiếp với mọi người, nhất là trong một cộng đồng đến từ mọi miền đất nước, bạn không nên dùng nhiều từ địa phương. Tốt nhất là nên dùng từ phổ thông. Nếu giọng nói của miền quê bạn có tốc độ nói nhanh hoặc không rõ ràng, thì bạn nên tập nói chậm lại và rõ ràng hơn. Khi giao tiếp với nhóm bạn, có người cùng quê với bạn và có người ở vùng quê khác, bạn không nên chỉ dùng từ địa phương hoặc giọng điệu địa phương để nói với người cùng quê, mà quen rằng vẫn còn tồn tại người bạn khác quê đang có mặt trong cuộc vui này, người đó sẽ không thể nghe kịp hoặc không hiểu những gì bạn nói và có cảm giác bạn đã không tôn trọng họ.
Còn trường hợp này nữa, nếu bạn có thói quen rung đùi, ngã nghiêng, gác chân thì càng không nên tiếp tục giữ thói quen tai hại này nhé. Đây là điều gây cho bạn nhiều phiền phức nếu như bạn còn giữ thói quen này đấy. Không thích đâu nhé!
Khi nói chuyện với ai đó, bạn nhớ đừng hút thuốc, nhai kẹo cao su. Vì với một người không hút thuốc và dị ứng với mùi thuốc lá, thì bạn đã hoàn toàn thất bại khi nói chuyện với họ rồi đó. Hút thuốc chỉ được chấp nhận trong khu vực dành riêng cho những người hút thuốc nhé. Mà các teen của chúng ta ngoan lắm, hiền lắm và giỏi giao tiếp, nên đâu có hút thuốc đúng không nè? Hút thuốc vừa tốn tiền, hại phổi, mà còn làm mất đi hình tượng đẹp trong lòng các bạn gái nữa. Vậy hút thuốc làm gì nhỉ? Không có tác dụng tốt nào hết.
Nhai kẹo cao su nói chuyện cũng làm người nghe cảm thấy bực bội lắm đấy. Bạn vô tình tạo một dáng vẻ thiếu tôn trọng người nghe trong trường hợp này. Đừng lý giải với tớ rằng “ nhai kẹo để thơm miệng nhé”. Đồng ý là kẹo cao su giúp thơm miệng và tăng tiết nước bọt giúp bạn mau đói… Nhưng trong giao tiếp thì cũng không được chấp nhận đâu.
Chú ý nè, hành động làm cho người đối diện cảm thấy sợ hãi, các bạn có biết là điều gì không? Hãy nhìn người ta thiện cảm hơn nhé
, không được nhìn người ta một cách soi mói, nhìn chằm chằm như muốn ăn thịt người ta vậy. Ôi sợ quá đi. Lúc này, người ta sẽ gọi bạn là “nhìn gì mà dễ sợ”.
Trên đây, tớ đã chia sẻ với các bạn những điều cần tránh trong giao tiếp, hy vọng các bạn nhớ áp dụng trong cuộc sống nhé. Những điều tuy rất là nhỏ nhưng góp phần làm cho cuộc sống tươi vui hơn. Chúc các bạn thành công khi áp dụng những lời khuyên của tớ.